Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Giải thưởng Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ II năm 2013 Vũng Tàu

Trong hai ngày 7-8/12/2013, tại Khu du lịch Biển Đông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Công ty cổ phần Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ II năm 2013.

Tham gia hội thi có 151 nghệ nhân với 258 con diều các loại của 19 câu lạc bộ diều đến từ các tỉnh, thành trong cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Nam Định, Quảng Nam, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…; các nghệ nhân thi đấu ở 6 nội dung gồm:
1/ diều đơn thả 1 dây,
2/ diều bầy thả một dây,
3/ diều điều khiển,
4/ diều Rokkaku quốc tế,
5/ diều sáo và
6/ thi thả diều đồng đội.  

 Hội thi thả diều được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh nghệ thuật chế tác và thả diều như một nét đặc sắc trong văn hóa dân gian Việt Nam. Đây cũng là dịp để quảng bá đến người dân địa phương và du khách về thú chơi văn hóa, tao nhã và lành mạnh đã có từ lâu đời, tạo ra một sân chơi bổ ích và lý thú để các nghệ nhân, những người yêu thích diều cùng thể hiện năng khiếu của mình trong suốt quá trình thi đấu. Hội thi cũng là dịp để các địa phương đánh giá lại công tác tổ chức, đồng thời tuyển chọn những cánh diều đẹp để trình diễn giới thiệu tại Festival Diều quốc tế sẽ được tổ chức tại tỉnh nhà vào tháng 4/2014. 

Kết thúc hội thi, BTC đã trao giải:
1/ nội dung diều đơn thả một dây có xương: giải nhất  thuộc về nghệ nhân Đỗ Văn Lựu (CLB diều Sài Gòn), giải nhì: Phạm Trọng Thạnh (CLB diều Phượng Hoàng – TP. Hồ Chí Minh).
2/ Nội dung diều đơn thả một dây không xương: giải nhất nghệ nhân Phạm Văn Lành (CLB diều Bà Rịa), giải nhì: Lưu Quốc Sáng (CLB diều Sao Mai – Bình Dương).
3/ Nội dung diều điều khiển: giải nhất Nguyễn Trường Huy (CLB diều Sài Gòn) và giải nhì thuộc về  Trần Bình Phượng (CLB diều Ô Cấp – TP. Vũng Tàu).
4/ Giải diều Rokkaku quốc tế: giải nhất là nghệ nhân Lê Văn Chí (CLB diều Sài Gòn) và giải nhì là Nguyễn Đăng Hoàng (CLB diều Huế).
5/ Ở nội dung diều sáo nghệ nhân Hoàng Văn Điệp (CLB diều Nam Định) giành giải diều sáo đẹp và có tiếng sáo hay nhất.
Ngoài ra, CLB diều Phượng Hoàng giành giải đặc biệt dành cho diều kết hợp giữa dân gian và hiện đại; CLB diều Ô Cấp giành giải diều chế tác bằng vật liệu truyền thống đạt đẳng cấp quốc tế…
nguồn vungtau.baria-vungtau.gov.vn






Hình ảnh thi diều Rokkaku Nhật Bản tại Vũng Tàu năm 2013

Trong hai ngày 7-8/12/2013, tại Khu du lịch Biển Đông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Công ty cổ phần Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ II năm 2013.

Tham gia hội thi có 151 nghệ nhân với 258 con diều các loại của 19 câu lạc bộ diều đến từ các tỉnh, thành trong cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Nam Định, Quảng Nam, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…; các nghệ nhân thi đấu ở 6 nội dung gồm: diều đơn thả 1 dây, diều bầy thả một dây, diều điều khiển, diều Rokkaku quốc tế, diều sáo và thi thả diều đồng đội.
Giải diều Rokkaku quốc tế: giải nhất là nghệ nhân Lê Văn Chí (CLB diều Sài Gòn) và giải nhì là Nguyễn Đăng Hoàng (CLB diều Huế).
nguồn vungtau.baria-vungtau.gov.vn

Rokkaku là diều lục giác truyền thống của Nhật Bản, được làm bằng khung tre và giấy washi. Diều Rokkaku thường được vẽ bằng tay khuôn mặt những Samurai nổi tiếng...

The Rokkaku dako (六角凧) is a traditional six-sided Japanese fighter kite. Traditionally, it is made with bamboo spars and washi paper. The rokkaku kite is often hand painted with the face of a famous Samurai. The structure is a vertically stretched hexagon with a four-point bridle. One spar runs from tip to toe, and there are two cross-spars. Flown on a taut string, the kite is stable and rises rapidly. When the line is released, the kite tumbles until tension is put on the line, at which point it takes off in the direction of the spine. Fighting two or more of these kites involves tipping over or destabilizing the opposing kite or cutting its kite line or bridle.
Stability can be increased by bowing the cross spars, making the kite stable enough to fly without a tail. The rokkaku kite is often used for kite aerial photography and in atmospheric science, thanks to its large surface area and simple construction.
Nguồn: wikipedia

Hình ảnh do blog dieunghethuat.blogspot.com chụp tại Vũng Tàu ngày 7/12/2013



 Các đội chăm chú lắng nghe BTC phổ biến luật thi đấu diều Rokkaku

















 Tinh thần fair play giữa các đội thi đấu diều Rokkaku





Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Hàng trăm cánh diều khoe sắc trên bờ biển Vũng Tàu

Màu sắc rực rỡ hơn, thiết kế tinh xảo hơn, chủng loại đa dạng hơn và cách trang trí mang dấu ấn riêng của địa phương là những thế mạnh của Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ 2 năm 2013.

Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ 2 năm 2013 diễn từ ngày 6 đến 8/12 tại Khu du lịch Biển Đông, TP. Vũng Tàu do Sở VHTTDL tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức. Hội thi quy tụ 151 nghệ nhân của 19 đội đến từ các, thành phố: Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Cần Thơ, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Quảng Nam, Huế, Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM, đơn vị chủ nhà Bà Rịa - Vũng Tàu…
Các đội tham gia thả nhiều loại diều khác nhau, từ truyền thống, thể thao đến hiện đại và quốc tế. Cụ thể, 6 nội dung thi đấu ở hội thi lần này là: Diều đơn thả một dây (các loại diều có khung và không khung), diều bầy thả một dây (các loại diều bầy nối với nhau trên một trục hay theo dạng xương cá), diều điều khiển (loại 2 dây và 4 dây), diều Rokkaku quốc tế, diều sáo đẹp và tiếng sáo hay, thả diều đồng đội.Diều bầy thả 1 dây (các con diều nối với nhau trên một trục hay theo dạng xương cá)

Diều bầy thả 1 dây (các con diều nối với nhau trên một trục hay theo dạng xương cá)
Diều bầy thả 1 dây (các con diều nối với nhau trên một trục hay theo dạng xương cá)
 
Diều đơn thả 1 dây (có khung và không khung) mang bản sắc riêng của các đội

Diều đơn thả 1 dây (có khung và không khung) mang bản sắc riêng của các đội
Diều đơn thả 1 dây (có khung và không khung) mang bản sắc riêng của các đội
 
Diều đơn thả 1 dây (có khung và không khung) mang bản sắc riêng của các đội
Thi diều Rokkaku (lục giác - tiếng Nhật) là loại diều có thiết kế truyền thống của Nhật Bản gồm có 6 cạnh
 
 
Diều đơn thả 1 dây (có khung và không khung) mang bản sắc riêng của các đội
Anh Đình Chiến (CLB Diều Đồng Nai) rất tự tin với con diều sáo được đánh giá là: diều đẹp, bay cao, âm thanh lớn. Năm ngoái, diều sáo của CLB Diều Đồng Nai đã giành giải nhất.
 
Diều đơn thả 1 dây (có khung và không khung) mang bản sắc riêng của các đội
Diều sáo là loại diều độc đáo chỉ riêng Việt Nam mới có, hội tụ 3 yếu tố: nhìn (màu sắc, kiểu dáng) - nghe (tiếng sáo) - cảm nhận (bàn tay người thả diều cảm nhận độ rung của dây diều khi tiếng sáo tác động lên sợi dây)
 
Ông Quan Hằng Cao, Trưởng ban giám khảo nhận xét: “Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ 1 vào năm ngoái đã thúc đẩy phong trào chơi diều tại Việt Nam. Những con diều năm nay màu sắc rực rỡ hơn, thiết kế tinh xảo hơn, chủng loại diều đã đa dạng hơn, cách trang trí diều của các đội đã mang dấu ấn riêng của địa phương mình. Riêng năm nay chúng tôi xây dựng thử nghiệm giải “Diều sáo đẹp, tiếng sáo hay” dành riêng cho diều sáo”.
 
Ban tổ chức trao 2 giải đặc biệt cho diều Con rắn của CLB Diều Ô Cấp (Vũng Tàu) và diều Delta của CLB Diều quận 8 (TPHCM). Giải "Diều sáo đẹp, tiếng sáo hay" thuộc về CLB Cánh diều vàng (Nam Định). CLB Hoa phượng đỏ (Hải Phòng) đoạt giải Fair Play. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 7 giải nhất, 6 giải nhì , 6 giải ba, 14 giải khuyến khích. Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ 2 năm 2013 sẽ góp phần tuyển chọn những cánh diều đẹp trình diễn tại Liên hoan Diều quốc tế tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu tháng 4/2014.
 
Văn hóa chơi diều “5 không”
- Không thả diều gần nơi có dây điện
- Không thả diều nơi đông người, đường sá, xe cộ
- Không thả diều trong lúc trời mưa gió, sấm sét
- Không thả diều gần sân bay
- Không thả diều làm ảnh hưởng đến môi trường
(Theo Ông Quan Hằng Cao - Phó ban tổ chức, Trưởng ban giám khảo Hội thi thả diều lần thứ 2 năm 2013).
 
Hồng Nhung – Ngọc Hân

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Quan Hằng Cao Ước mơ mang diều Việt Nam ra thế giới

"Gia sản của tôi có mỗi diều”

Thả diều từ lâu đã trở thành một thú chơi dân dã, thanh tao của người Việt. Ngay cả bây giờ, khi không gian cho những cánh diều bay đã bị thu hẹp dần bởi dây điện và nhà cao tầng, thì thú chơi ấy vẫn cứ đầy sức hút. Và không có gì là ngạc nhiên khi có nhiều người say diều, mê diều đến quên ăn quên ngủ, gắn bó cả đời với tiếng sáo diều. Năm 1968, Quan Hằng Cao theo gia đình sang Anh sinh sống. Tại đây, ông được tiếp xúc với diều, vì trong các chương trình ngoại khóa của trường đều có bộ môn làm và chơi diều. Khi ra trường, làm việc cho một tập đoàn điện tử viễn thông lớn của Mỹ, có điều kiện đi nhiều nước và tham gia nhiều liên hoan quốc tế về diều, ông có cơ hội làm quen với những nghệ nhân diều khắp thế giới, tham gia chơi diều đồng thời tìm hiểu và chế tác diều.

Nói về diều, người nghệ nhân tỏ rõ sự đam mê vô cùng tận. Đôi mắt ông sáng lên, đôi tay nhanh nhảu, thoăn thoắt đem ra những cánh diều khác nhau để so sánh. Ông chia sẻ: "Đời tôi, gia sản của tôi có mỗi diều thôi. Con diều đám cưới chuột không phải tôi in đâu, tự tôi cắt ảnh ra, khâu từng ít một. Tôi ra thợ, họ bảo chẳng biết tính bác bao nhiêu tiền. Mà may cái này phải may bằng vải đặc biệt, rất nhẹ, rất dễ hỏng”. Đó là lần ông mang cánh diều văn hóa Việt Nam giới thiệu với bạn bè thế giới. Không chỉ làm ra những con diều in hình ảnh tranh Đông Hồ, ông còn sáng tạo ra nhiều kiểu dáng diều mang nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam như diều đầu rồng cho dịp lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, diều chú Tễu, diều hình lá cờ ngũ sắc thể hiện quan niệm về phong thủy, diều cờ đỏ sao vàng... Ông đã từng chia sẻ rằng, nếu Việt Nam có bảo tàng diều, ông sẽ hiến tặng gần 500 con diều mà ông sưu tầm ở khắp các nước trên thế giới.


Ông Quan Hằng Cao bên cánh diều in hình tranh Đông Hồ

Tiếp tục hành trình đưa diều Việt Nam ra thế giới

Tại Anh, nghệ nhân Quan Hằng Cao đã mất hơn 6 tháng tìm tòi và áp dụng những kỹ thuật mới trong chế tác diều để hoàn thành cánh diều sáo Việt Nam (kích thước 1,5 x 4,5m) đầu tiên có thể gấp gọn lại được như chiếc ô. Ông mang chiếc diều sáo này đi tham gia các sân chơi diều ở nhiều nước kể từ năm 2004, nhận được sự hoan nghênh và ủng hộ nhiệt thành từ bạn bè thế giới. Tất cả những việc ông làm đều là tâm huyết, là sự đam mê và dường như không có sự hỗ trợ đặc biệt nào.

Tháng 9-2014, ông sẽ ra mắt diều sáo Việt Nam với 4 người biểu diễn 4 con diều và 4 ống sáo trên thế giới để thể hiện một tổ hợp gia đình. Bốn con diều như 4 cái lá đa. Một cái lá đầu tiên sẽ là một người bố với ống sáo làm sao đúng như một người lớn tuổi đang bay ra lộn trên bầu trời, tiếp theo là có người mẹ nữa, tiếng sẽ khác. Sau là con trai với con gái sẽ bay ra. Bốn loại diều đặc trưng của Việt Nam sẽ bay trên bầu trời, ra mắt đầu tiên trên thế giới! "Việt Nam mình sẽ phải tiến tới. Chú Tễu bay lên trên bầu trời Trung Quốc, trên toàn nước Pháp, trong lễ hội to nhất thế giới, người ta biết đến Việt Nam”. Sáng nào cũng thổi sáo, diều bay xa mấy cây số, dân ở đấy mở cửa sổ ra ngó. Hôm không thả, họ chạy đến hỏi sao không thả? Tiếng diều hay lắm, có ai mà không "mê”! Thú chơi diều có ở nhiều nước trên thế giới nhưng Việt Nam là nước duy nhất mà người xem có thể vừa được ngắm cánh diều bay, lại được nghe tiếng sáo. Chính vậy nên diều sáo Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế quan tâm và đón nhận.

Ông Quan Hằng Cao (dấu X) Phó Ban Tổ Chức, Trưởng Ban Giám Khảo 
Hội thi thả diều Việt Nam tại KDL Biển Đông Vũng Tàu tháng 12/2013
Ông Quan Hằng Cao cũng chính là người đã mang Festival diều quốc tế về tổ chức định kỳ tại Vũng Tàu. Chia sẻ về việc làm của mình, ông bảo: "Mỗi khi tham gia các festival diều quốc tế, Việt Nam thường xuyên được nhắc đến. Con diều với thứ âm thanh giúp người nghe được nghỉ ngơi, thư giãn và chữa bệnh tinh thần. Nghe tiếng vậy nhưng người ta chưa từng được tận mắt thấy”. Chính bởi thế ông đã luôn trăn trở, cố gắng thực hiện hết mình sự tâm huyết cả đời này. Người nước ngoài đã đến nghiên cứu, viết sách về diều sáo Việt Nam. Các chuyên gia về âm thanh thì đánh giá, sáo diều là thứ âm thanh đặc biệt có thể nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần tốt nhất. "Giờ thì diều Việt Nam đã có tên trong bản đồ diều thế giới”, ông khẳng định. Tiếng sáo làm nên âm thanh độc nhất vô nhị của diều sáo Việt Nam, đến nay cũng chưa có phương tiện kỹ thuật nào đo được. Mỗi nghệ nhân, mỗi làng diều truyền thống lại có cách chế tác nên một con sáo diều có một thang âm khác nhau, lúc như tiếng chuông chùa, lúc như tiếng chiêng, còi… Ông Quan Hằng Cao cho biết, diều đặc biệt nhất Việt Nam và thế giới hiện nay là diều thả đêm, diều đèn. Đây là loại diều cho phát sáng ở trên không, sáng từ trong bụng sáng ra. Cũng chính ông là người đã sáng tạo ra.

Trên thế giới, Trung Quốc thể hiện sự đặc biệt trong cách quấn dây, người Đức thể hiện sự chính xác trong kĩ thuật, người Mỹ là những cánh diều sáo to hầm hố bằng kim loại. Người Việt Nam mình trước đây, các cụ dùng dây tre, dây chạc. Cả thế giới thừa nhận Việt Nam với những cánh diều dân gian truyền thống. Nó có chi tiết nhân văn riêng, giá trị riêng trong cái quấn dây đầy sáng tạo với hình ảnh ẩn dụ người chồng - "diều lên mỏi cổ, diều đổ tủi thân”. Ông nào thả diều mà chẳng há mồm, mặt ngước lên và cười sung sướng. Và khi cánh diều lên mỏi cổ, cánh diều đổ mỏi chân thì về. Ăn cơm có dám ngước lên nhìn vợ đâu! "Diều lên mỏi cổ diều đổ tủi thân” là thế! Tủi thân là gì? Là mang diều về giấu vợ, toàn nhìn vợ đằng sau lưng. Cái mắt cúi xuống, cái mồm bặm lại để giấu cái diều. Đúng quá… Hơn nữa, gỗ làm cái quấn dây diều Việt Nam là gỗ bách xanh. Gỗ thơm rất tiện lợi khi cầm.

Năm 2013, Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa diều Việt Nam đã được thành lập, đưa ra những qui tắc chuẩn mực trong việc chơi diều. Đó là niềm vui rất lớn cho những nghệ nhân yêu cánh diều, tiếng sáo Việt Nam. Tất cả họ đều mong muốn góp sức với nghệ nhân Quan Hằng Cao để đưa nét văn hóa di sản Việt Nam ra "khoe” với thế giới. Đó là một hành trình dài tốn không ít công sức, tiền của mà nếu không thật sự yêu diều, say diều và tâm huyết với diều thì chắc chắn sẽ phải bỏ dở giữa chừng…
 Nguồn: Báo Đại Đoàn Kết
08/12/2013

Kết thúc Liên hoan diều nghệ thuật miền Đông Nam bộ năm 2013 tại Tp Bà Rịa

Liên hoan diều nghệ thuật miền Đông Nam bộ năm 2013 do Sở VHTTDL tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 4 và 5-12 tại TP.Bà Rịa. Liên hoan thu hút gần 100 nghệ nhân của 8 CLB, gồm: CLB diều Phượng Hoàng (TP.Hồ Chí Minh), CLB diều Việt Nam (TP.Hồ Chí Minh), CLB diều TP.Buôn Ma Thuột, CLB diều tỉnh  Đắk Lắk, CLB diều tỉnh Bình Dương cùng 3 CLB diều của Bà Rịa - Vũng Tàu là CLB diều Bà Rịa, CLB diều Biển xanh, CLB diều Ô Cấp.
Ngoài các con diều sáo truyền thống, tại Liên hoan lần này các nghệ nhân còn mang đến cho người xem nhiều loại diều mới lạ với nhiều chủng loại khác nhau như: diều hải cầu 5 con, diều bạch tuộc, diều xoay cầu vồng, diều 1 dây 10 con đại bàng, diều cờ tổ quốc, diều cá…

Ông Đặng Văn Cường, Trưởng phòng nghiệp vụ TDTT, Sở VHTTDL cho biết, Liên hoan là bước chuẩn bị cho Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ II năm 2013, diễn ra từ ngày 6 đến 8-12 tại TP.Vũng Tàu.

Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu điện tử
Thứ Sáu, 06/12/2013

 Hình minh họa: diều nghệ thuật tại KDL Biển Đông Vũng Tàu trưa 7/12/2013

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Hội thi thả diều Việt Nam tại KDL Biển Đông Vũng Tàu tháng 12/2013

Trong ba ngày từ 6 đến 8-12, tại khu du lịch Biển Đông, Thuỳ Vân, những cánh diều no gió từ các miền quê trong cả nước tham dự Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ II sẽ bay trên bãi biển thành phố Vũng Tàu xinh đẹp, hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân và du khách những giây phút thưởng lãm hấp dẫn.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, hội thi thả diều năm nay có sự tham gia của 16-18 câu lạc bộ (CLB) diều nổi tiếng, có bề dày truyền thống và chuyên nghiệp trên cả nước như: CLB diều các tỉnh, thành phố Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP.Cần Thơ, Đăk Lăk, Khánh Hoà, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu, với hơn 100 nghệ nhân tham dự. Các đội sẽ thi đấu thả các loại diều khác nhau, từ truyền thống, thể thao đến hiện đại và quốc tế.
Có 6 nội dung thi đấu của hội thi: 
1/ diều đơn thả một dây; 
2/ diều bầy thả một dây; 
3/ diều điều khiển; 
4/ diều Rokkaku quốc tế; 
5/ diều sáo đẹp và tiếng sáo hay; 
6/ thả diều đồng đội.



 Hình ảnh các anh em đam mê thả diều ở Đảo Kim Cương quận 2 TPHCM

Hội thi thả diều Việt Nam lần thứ I từng được tổ chức vào dịp Tết Dương lịch 2013 tại Khu Du lịch Biển Đông với sự tham dự của gần 100 nghệ nhân đến từ 13 CLB diều trong cả nước. Các con diều được thả trên chiều dài 1 cây số cho người dân và du khách thưởng lãm. Đó là Hội thi đầu tiên ở Việt Nam xây dựng được quy chế về thi diều một cách bài bản, giúp cho việc trình bày các con diều theo thể loại, hấp dẫn hơn, đồng thời các nghệ nhân phát huy hết tâm lực mà không phải băn khoăn về phương thức chấm giải theo cảm hứng như trước đây. Hội thi diều đã phản ánh nét đặc trưng, truyền thống của mỗi vùng miền, giúp cho người dân và du khách, nhất là du khách nước ngoài cảm nhận được hình ảnh đất nước cũng như con người Việt Nam.

Hội thi thả diều là nhằm tôn vinh nghệ thuật chế tác và thả diều như một nét đặc sắc trong văn hoá Việt Nam. Đây cũng là dịp để quảng bá đến người dân địa phương và du khách biết đến thú chơi văn hoá, tao nhã và lành mạnh đã có từ lâu đời của ông, cha. Hội thi là một hoạt động sôi nổi làm phong phú thêm cho các kỳ liên hoan văn hoá, du lịch, đưa hình ảnh, thương hiệu của địa phương đến gần và rộng hơn với bạn bè trong và ngoài nước. Hội thi tạo ra một sân chơi bổ ích và lý thú để các nghệ nhân, những người yêu thích diều cùng thể hiện năng khiếu của mình, đồng thời kêu gọi mọi người, đặc biệt là giới trẻ sống lành mạnh, gần gũi với môi trường thiên nhiên và tránh xa các tệ nạn.

Cùng với Hội thi thả diều Việt Nam, tại Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã 4 lần tổ chức Liên hoan diều quốc tế (lần thứ IV vào cuối tháng 3-2012, nhưng do ảnh hưởng cơn bão số 1 nên phải huỷ bỏ). Liên hoan diều quốc tế lần đầu tiên từ 26 đến 30-3-2009 diễn ra tại bãi biển TP.Vũng Tàu và Khu du lịch Hồ Tràm, mang chủ đề “Biển rộng cánh diều” với sự tham gia của các nghệ nhân đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Liên hoan diều quốc tế lần thứ II diễn ra từ 25 đến 29-3-2010 tại Khu du lịch Biển Đông với chủ đề “Huyền thoại ngàn năm”, với sự tham gia của 69 nghệ nhân từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng 70 nghệ nhân diều trong nước, thu hút hàng chục ngàn du khách đến xem.
Ngoài ra, ngày 26-3-2010 diễn ra Liên hoan diều miền Đông Nam bộ có sự tham gia của 100 con diều nghệ thuật cùng 900 diều phổ thông do học sinh và sinh viên Bà Rịa-Vũng Tàu thả nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Liên hoan diều lần thứ III diễn ra từ ngày 8 đến 10-4-2011 tại Intuorco Resort mang chủ đề “Chung một bầu trời” với sự tham gia của các nghệ nhân đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Liên hoan gồm nhiều màn trình diễn diều từ truyền thống đến hiện đại và nhiều hoạt động khác như: Xác lập kỷ lục thiết kế mới lạ, biểu diễn diều lượn, trình diễn diều Rokkaku. Đây cũng là dịp tuyển chọn đội diều truyền thống Việt Nam tham dự Festival diều quốc tế Pháp vào tháng 9-2012.

Tổ chức tốt Hội thi diều Việt Nam và Liên hoan diều quốc tế là góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến bè bạn năm châu, giúp cho những ấn tượng về Bà Rịa-Vũng Tàu bay cao cùng cánh diều.
Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu điện tử

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Octopus Soft Kite Diều Bạch Tuột màu xanh trên bầu trời Đảo Kim Cương quận 2

Chú diều bạch tuột khổng lồ tung bay nhẹ nhàng trên bầu trời khiến mọi người trầm trồ ngước nhìn.
Dù không phải là lần đầu tiên nhìn thấy Diều Bạch Tuột mình cũng ngơ ngẩn mê mẩn trước sự yêu kiều của nó. Chiều chủ nhật 18/8/2013 tại Đảo Kim Cương quận 2, nơi hội tụ dân đam mê thú vui diều nghệ thuật mỗi cuối tuần, điểm hẹn hội ngộ anh tài.


 Bạch tuột màu xanh ngọc nền nã


Chuẩn bị hạ cánh đáp xuống đất 




Vị trí Đảo Kim Cương ở quận 2, từ Sài Gòn đi từ hướng hầm chui Thủ Thiêm qua rất gần